Một băng mafia Nga công khai xuất hiện ở nơi công cộng

Yếu tố quan trọng giúp mafia Nga trở thành tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới là máu lạnh

Nếu vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, “Vòi bạch tuộc” - bộ phim truyền hình nhiều tập của truyền hình Italy thu hút hàng triệu khán giả thế giới - đã so sánh mafia Italy là bạch tuộc thì có lẽ mafia Nga ngày nay có thể sánh ngang với... bạch tuộc chúa!

Rộ lên như nấm sau mưa kể từ khi Liên Xô tan rã, mafia Nga nhanh chóng thể hiện bản lĩnh và vị thế của mình trên phạm vi toàn cầu. Là kẻ “hậu sinh” nhưng mafia Nga hội tụ đầy đủ các yếu tố từ các tổ chức tội phạm khét tiếng nhất thế giới: tàn ác như mafia Mexico, lì lợm và manh động giống mafia Italy và đông đảo như mafia Nhật.

Hiện tại, mafia Nga có khoảng 300.000 tên, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội từ hạng du thủ du thực cho đến những kẻ khoác áo thương gia giàu có.

Trước đây, khi làm những bộ phim kinh điển về giới xã hội đen, các nhà sản xuất của Hollywood đều đưa vào tác phẩm của mình các “bố già” mafia Italy hay mafia Nhật. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nhân vật hắc ám trong kịch bản của các đạo diễn lừng danh nhất thế giới đều là mafia Nga hay có liên quan đến tổ chức này.

Trùm mafia Nga khét tiếng Aslan Usoyan (hàng sau, thứ hai từ trái sang) và các “chiến hữu”.

Không chỉ là sự tình cờ, sự xuất hiện ngày một dày đặc của mafia Nga cho thấy sự bành trướng của tổ chức này trên mọi mặt của đời sống thế giới. Mafia Nga bắt đầu bùng nổ sau khi Liên bang Xôviết sụp đổ. Chính trường rối ren ở Nga và các nước Đông Âu trong những năm đầu thập niên 1990 tạo cơ hội cho các tổ chức xã hội đen lộng hành.

Chúng cũng dễ dàng tìm được những nguồn cung khổng lồ từ sự thất thoát kho vũ khí của quân đội các quốc gia thuộc Liên Xô, trong đó có cả Nga. Buôn lậu vũ khí mang lại nguồn kinh phí khổng lồ để mafia Nga mở rộng sự bành trướng tới hơn 50 quốc gia trên khắp hành tinh.

Mafia Nga không theo cấu trúc trục dọc như mafia Sicily của Italy mà chia thành rất nhiều tổ chức độc lập. Báo Le Point của Pháp dẫn thống kê của Bộ Nội vụ Nga cho biết, hiện có hàng ngàn tổ chức mafia Nga đang hoạt động và khoảng 300 trong số đó mang tầm cỡ quốc tế. Các tổ chức này lại được chia thành nhiều băng nhóm nhỏ hoạt động riêng biệt để đề phòng trường hợp khi cảnh sát truy bắt, sẽ không bị lộ toàn bộ.

Cũng theo chân các “tiền bối”, lĩnh vực kinh doanh mafia Nga bao gồm: rửa những món tiền khổng lồ theo đơn đặt hàng; kinh doanh và bảo kê hoạt động của các sòng bạc, vũ trường, gái mại dâm; gian lận trong giao dịch chứng khoán, buôn thuốc phiện, buôn lậu vũ khí, giết thuê, tống tiền... Những quốc gia chịu ảnh hưởng của mafia Nga gồm có Israel, Hungary, Tây Ban Nha, Canada, Anh, Mỹ và Nga.

Tổ chức xã hội đen Solntsevskaya Bratva của Nga được cho là sở hữu khối tài sản bất minh lớn nhất thế giới hiện nay - nắm trong tay hơn 8,5 tỉ USD và hệ thống quyền lực được phân cấp thành 10 nhóm khác nhau. Các nhánh nhỏ này hoạt động độc lập và sẽ họp thường niên để bàn về các địa bàn cai quản. Giáo sư Frederico Varese, chuyên ngành tội phạm học Đại học Oxford nói: “Hội đồng 12 thủ lĩnh mafia sẽ họp mặt mỗi năm và đây chẳng khác gì ngày hội đối với chúng”.

Một băng mafia Nga công khai xuất hiện ở nơi công cộng.

Tại Australia, khu Bờ biển vàng (Golden Coast) tuyệt đẹp giờ đây do các mafia Nga kiểm soát. Tận dụng những khu bất động sản hoành tráng, những tòa biệt thự sang trọng, mafia Nga biến Bờ biển vàng thành nơi có các hoạt động hái ra tiền: casino, mại dâm, buôn và thủ tiêu người, chạy chức quyền...

Những nạn nhân nhẹ dạ đã cung cấp thông tin cá nhân, kể cả số thẻ tín dụng cùng những thông số liên quan và thực hiện giao dịch với mafia mà không hề hay biết rằng họ sẽ bị “cuỗm” tiền chỉ trong chốc lát. Hai tập đoàn ngân hàng này sau đó đã cho ngưng các hoạt động giao dịch với khách hàng qua điện thoại, e-mail, hoặc trên các website để hạn chế việc bọn tội phạm liên tục “bày binh bố trận”, tấn công khách hàng bằng những chiêu mới hơn.